Trên cơ sở nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, học sinh, sinh viên, Hà Nội đã xây dựng Chương trình phát triển chung cư Đặng Xá ở giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030 khá hợp lý, đáp ứng cùng lúc các mục tiêu: Tăng mỹ quan đô thị, đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp; góp phần đẩy mạnh công tác an sinh xã hội trên địa bàn TP.
Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 19/6/2014. Song thực tế cũng cho thấy, mặc dù chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội đã có nhưng chưa thể áp dụng vào thực tế vì nhiều vướng mắc. Trong đó vướng mắc lớn nhất của Hà Nội là thiếu vốn đầu tư dài hạn để phát triển nhà ở cho các đối tượng công nhân khu công nghiệp, nhà ở học sinh, sinh viên.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, TP có 66 dự án phát triển nhà ở xã hội đã và đang triển khai với khoảng 5.016.977m2 sàn nhà ở xây mới. Trong đó bao gồm 44 dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, tương đương 37.800 căn hộ; 10 dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên với khoảng 362.775m2 sàn xây dựng, đáp ứng cho khoảng 39.114 sinh viên; 12 dự án nhà ở công nhân. Tuy nhiên, không ít công trình trong số này đang chậm tiến độ, thi công dở dang và phải tạm dừng do thiếu vốn để tiếp tục hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng.
Trước những khó khăn của các DN trong sản xuất kinh doanh trong khi nguồn vốn ngân sách và khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp còn rất hạn chế, các chỉ tiêu phát triển nhà ở công nhân và học sinh, sinh viên giai đoạn đến năm 2015 theo Chương trình phát triển nhà ở của TP đang đứng trước nguy cơ không đạt yêu cầu đề ra. Trong khi đó sự “cứu cánh” từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ lại chưa đủ sức để thúc đẩy thị trường nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở thực tế khi việc triển khai còn chậm, thời hạn giải ngân ngắn, số lượng DN, cá nhân vay chưa nhiều, tổng số vốn cam kết và hạn mức thực tế giải ngân cho vay còn thấp…
Thiếu vốn, nhiều dự án nhà ở xã hội rơi vào cảnh chậm tiến độ. Ảnh: TL |
Quyết tâm hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
Những khó khăn về nguồn vốn đang đặt chính sách nhà ở xã hội của TP Hà Nội đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, Hà Nội vẫn quyết tâm thực hiện xong các dự án liên quan hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong năm 2014 – 2015. Trước đó, bên cạnh việc đề nghị Sở Xây dựng làm việc cụ thể với Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất xác định nhu cầu thực tế của công nhân, TP cũng đã đặc biệt lưu ý các chủ đầu tư, đơn vị quản lý chú trọng xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo chỗ ăn ở, sinh hoạt thuận tiện cho công nhân lao động và học sinh, sinh viên tại các khu nhà ở. Thực tế cho thấy, một số dự án nhà ở công nhân quy mô lớn đã hoàn thành một phần nhưng do vẫn còn thiếu các hạ tầng xã hội nên chưa có nhiều công nhân thuê ở. Đơn cử, dự án nhà ở công nhân Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có 1/10 tòa nhà đã hoàn thành và tỷ lệ lấp đầy mới đạt 85% công suất, dự án nhà ở tại Kim Chung (huyện Đông Anh) hiện có 6 tòa với 2.700 chỗ trống do công nhân trả lại không thuê tiếp…
Tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, TP Hà Nội kiến nghị Quốc hội cần tiếp tục bố trí nguồn vốn từ Trung ương trong giai đoạn đến năm 2015 theo nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 996/2014/QĐ-TTg ngày 19/6/2014, cụ thể, nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên khoảng 2.288 tỷ đồng; nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ để đầu tư thiết bị nội thất nhà ở sinh viên khoảng 198,5 tỷ đồng. Trường hợp không bố trí được nguồn vốn, Hà Nội có thể sẽ phát hành trái phiếu Thủ đô để có thêm nguồn vốn xây dựng nhà ở xã hội.
Ngoài ra, để khơi thông thị trường nhà ở xã hội, một vấn đề nữa cũng được Hà Nội kiến nghị xem xét việc tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi của DN, người dân để mua, thuê, thuê mua nhà ở hiện còn chậm, chưa thực sự hiệu quả. Theo phản ánh của DN, người dân, nguyên nhân chủ yếu do khó đáp ứng điều kiện thế chấp khi vay.
Vì vậy UBND TP Hà Nội kiến nghị các cơ quan chức năng đơn giản hóa thủ tục cho vay; cho phép các đối tượng đã ký hợp đồng mua nhà xã hội cho người thu nhập thấp trước ngày 7-1-2013 được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ. Đồng thời, sửa đổi Luật Nhà ở bắt đầu từ việc bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, tài chính, tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển quỹ nhà ở xã hội.
Mong rằng, tới đây với quyết tâm nỗ lực của TP Hà Nội và sự tháo gỡ, hướng dẫn kịp thời từ các cơ quan, ban ngành chức năng, những khó khăn trong việc triển khai chính sách nhà ở xã hội sẽ sớm được tháo gỡ, góp phần đẩy nhanh tiến độ mở rộng mô hình nhà ở xã hội không chỉ ở Thủ đô mà còn ở các địa phương khác trong cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét